CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN - THUẾ MIỀN NAM LUẬT
178/31 Nguyễn Oanh, Phường 17,Quận Gò Vấp, TP.HCM .

Thứ 2 - Thứ 6: 08:00 - 17:00
Hotline: 0937 880 888 - 028.66 808 808

Công ty cổ phần là gì? Các bước thành lập công ty cổ phần

Công ty cổ phần được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó và là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn.

Post by admin

15:39 - 17/11/2022

Bình luận

1. Thế nào là công ty cổ phần?

Công ty cổ phần được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó và là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn. Vốn của công ty cổ phần được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư. Nhà đầu tư góp vốn sẽ được gọi là cổ dông của công ty cổ phần.

2. Thành lập công ty cổ phần cần chuẩn bị những gì?

Tương tự như thành lập các loại hình công ty khác, thành lập cong ty cổ phần cần chuẩn bị những điều sau:

  • Tên công ty: Không được đặt tên trùng hay gây nhầm lẫn với tên của công ty đã đăng ký trước trong phạm vi cả nước.
  • Trụ sở đại diện kinh doanh: Đây là yêu cầu bắt buộc phải có trụ sở giao dịch, không được đặt tại các khu tập thể hay trung cư không có chức năng kinh doanh.
  • Đăng ký ngành nghề kinh doanh: Khi đăng ký giấy phép kinh doanh công ty cổ phần, ngành nghề sẽ phải áp theo mã hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân. Đối với những ngành nghề có điều kiện buộc phải thỏa mãn những điều kiện để được thành lập. tùy thuộc theo bắt buộc của khách hàng, luật sư sẽ tư vấn các điều kiện cụ thể về từng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Một số lưu ý riêng về thủ tục thành lập công ty cổ phần:

  • Giám đốc/ Tổng giám đốc trong công ty cổ phần không từng giữ chức vụ giám đốc hay tổng giám đốc
  • Thành lập công ty cổ phần buộc phải có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa
  • Vốn điều lệ là số vốn do cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trong phần vốn điều lệ mình đã đăng ký. Vốn điều lệ công ty có liên quan đến mức thuế môn bài phải đóng.

3. Giấy tờ & hồ sơ cần thiết để  thành lập công ty cổ phần:

Đối với loại hình công ty cổ phần (Tối thiểu 03 cổ đông và không giới hạn tối đa số lượng cổ đông, có thể trở thành công ty đại chúng, tham gia vào thị trường chứng khoán). Vậy thành lập công ty cổ phần cần những gì?

- CMND/Hộ chiếu/Căn cước công dân (sao y công chứng không quá 3 tháng của tất cả các cổ đông góp vốn thành lập công ty cổ phần)

- Giấy đề nghị thành lập công ty cổ phần.

- Điều lệ công ty cổ phần

- Danh sách cổ đông góp vốn

 4. Các bước thành lập công ty cổ phần:

Quy trình thành lập công ty cổ phần sẽ có đôi chút phức tạp hơn đối với một số doanh nghiệp mới. Chính vì vậy, cần tìm hiểu thông tin về thủ tục và quy trình thành lập công ty một cách cặn kẽ, bởi nó vô cùng quan trọng. 

Bước 1: Chuẩn bị thông tin

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 3: Nộp hồ sơ và đăng bố cáo

Bước 4: Làm con dấu pháp nhân

Bước 5: Đăng bố cáo và thủ tục thuế

Để tranh mất thời gian và đảm bảo quá trình thành lập công ty cổ phần diễn ra suôn sẻ, hãy chọn Miền Nam Luật làm đối tác hỗ trợ và tư vấn, thực hiện hồ sơ cho doanh nghiệp của bạn đầy đủ. 

 

Tin liên quan

"Đừng để kế toán thuế làm phiền bạn! Hãy để chúng tôi giúp bạn!" 12/07/2024

Chào mừng các doanh nghiệp đang phát triển và mong muốn đạt được sự an tâm tài chính! Trong thời đại công nghệ và sự cạnh tranh gay go, việc quản lý kế toán thuế một cách chính xác và hiệu quả trở nên quyết định. Chúng tôi hiểu điều đó, và chính vì thế, Dịch vụ Kế toán Thuế - Tương lai của Bạn được tạo ra với mong muốn mang lại giải pháp hoàn hảo cho doanh nghiệp của bạn.

Chi tiết
Nghị Định Mới Từ Chính Phủ 01/07/2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 72/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội.

Chi tiết
Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh : Hình thức nào có lợi hơn cho bạn ? 22/09/2023

Việc lựa chọn giữa thành lập công ty hay hộ kinh doanh đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng từ phía doanh nhân. Lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp sẽ phụ thuộc vào nhu cầu, khả năng, mục tiêu và điều kiện của mỗi người.

Chi tiết