CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN - THUẾ MIỀN NAM LUẬT
178/31 Nguyễn Oanh, Phường 17,Quận Gò Vấp, TP.HCM .

Thứ 2 - Thứ 6: 08:00 - 17:00
Hotline: 0937 880 888 - 028.66 808 808

Doanh nghiệp "Hoạt động liên tục" như thế nào khi làm báo cáo tài chính

Trong quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính, một trong những nguyên tắc cơ bản là "Giả định hoạt động liên tục" của doanh nghiệp. Muốn đưa ra kết luận có tính chính xác cao, trách nhiệm của nhân viên kế toán là thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán phù hợp về tính hợp lý của giả định hoạt động liên tục mà doanh nghiệp đó đã sử dụng khi lập và trình bày báo cáo tài chính.

Post by admin

08:19 - 14/05/2021

Bình luận

Thế nào là "Hoạt động liên tục"

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 (VAS 01) Chuẩn mực chung quy định nguyên tắc hoạt động liên tục là một trong 7 nguyên tắc kế toán cơ bản

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 (VAS 21)- Trình bày báo cáo tài chính cũng quy định nguyên tắc hoạt động liên tục là một trong 6 nguyên tắc cơ bản mà đơn vị phải đảm bảo.

Theo cả VAS 01 và VAS 21, nội dung nguyên tắc hoạt động liên tục là “Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình”.

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 570 (VSA 570) - Hoạt động liên tục (tại đoạn 4) quy định “Một đơn vị được coi là hoạt động liên tục trong tương lai gần có thể dự đoán được (ít nhất là 1 năm kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán) khi không có ý định hoặc yêu cầu phải giải thể, ngừng hoạt động, hoặc thu hẹp quy mô hoạt động, tìm kiếm sự bảo hộ từ các chủ nợ theo pháp luật và các quy định hiện hành”.

Doanh nghiệp và trách nhiệm trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính

Dù mặt khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính không quy định rõ ban Giám đốc phải thực hiện đánh giá cụ thể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị, nhưng giả định hoạt động liên tục là một nguyên tắc cơ bản trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính, yêu cầu ban Giám đốc phải đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp ngay cả khi không có quy định rõ về việc này.

Kiểm toán viên và mặt hạn chế

Thực tế, khi kiểm toán các đơn vị có quy mô vừa và nhỏ thì hầu hết nhân viên kiểm toán thực hiện chưa đầy đủ các thủ tục kiểm toán theo hướng dẫn mà công ty đã đề ra để thu thập bằng chứng kiểm toán. Báo cáo kiểm toán không đề cập đến tính không chắc chắn về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán. Khả năng phát hiện sai sót của kiểm toán viên có những hạn chế, ảnh hưởng lớn đối với các sự kiện trong tương lai, nhất là đối với doanh nghiệp hoạt động không liên tục.

Tín hiệu đáng nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 570 đưa ra một số sự kiện và điều kiện có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị, cụ thể:

Về mặt tài chính: 

Đơn vị lâm vào tình trạng nợ phải trả lớn hơn tài sản hoặc nợ phải trả ngắn hạn lớn hơn tài sản lưu động. Đơn vị có các khoản nợ dài hạn sắp đến hạn trả mà không có khả năng được giãn nợ hoặc không có khả năng thanh toán, hoặc đơn vị phụ thuộc quá nhiều vào các khoản vay ngắn hạn để tài trợ các tài sản dài hạn. Dấu hiệu về việc các chủ nợ ngừng hoặc thu hồi các hỗ trợ tài chính.

Về mặt hoạt động: 

BGĐ có ý định ngừng hoạt động hoặc giải thể đơn vị; Thiếu thành phần lãnh đạo chủ chốt mà không được thay thế; Mất một thị trường lớn, mất khách hàng quan trọng, mất quyền kinh doanh theo hình thức cấp phép, nhượng quyền thương mại hoặc mất nhà cung cấp quan trọng; Gặp các vấn đề khó khăn về lao động; Thiếu hụt vật tư đầu vào chủ yếu; Xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới thành công hơn.

Dấu hiệu khác: 

Không tuân thủ các quy định về góp vốn, cũng như các quy định khác của pháp luật; Đơn vị đang bị kiện và các vụ kiện này chưa được xử lý mà nếu đơn vị thua kiện có thể dẫn đến các khoản bồi thường không có khả năng đáp ứng được; Thay đổi về pháp luật và các quy định hoặc chính sách của Nhà nước làm ảnh hưởng bất lợi tới đơn vị; Xảy ra các rủi ro, tổn thất mà không được bảo hiểm hoặc bảo hiểm với giá trị thấp.

Kiểm toán viên và trách nhiệm thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung 

Mục đích nâng cao chất lượng uy tín của cuộc kiểm toán, Miền Nam Luật gợi ý một số nội dung mà kiểm toán viên cũng như doanh nghiệp được kiểm toán cần lưu ý trong báo cáo tài chính:

Yêu cầu ban Giám đốc đánh giá lại về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp
Xem xét điều khoản của các giấy nhận nợ và các khó khăn tài chính
Xem xét các kế hoạch, dự án trong tương lai, đánh giá tính khả thi cũng như mức độ rủi ro của dự án
Kiểm toán viên đánh giá mức độ tin cậy của kế hoạch sử dụng dòng tiền của doanh nghiệp, xác định rõ những bằng chứng củng cố
Yêu cầu bản trình bày toàn bộ bằng văn bản về các kế hoạch trong tương lai của doanh nghiệp

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Email: miennamluatcompany@gmail.com

Hotline: 028.66 808 808 - 0937 880 888

Công ty TƯ VẤN KẾ TOÁN THUẾ MIỀN NAM LUẬT

178/31 Nguyễn Oanh, Phường 17, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin liên quan

"Đừng để kế toán thuế làm phiền bạn! Hãy để chúng tôi giúp bạn!" 12/07/2024

Chào mừng các doanh nghiệp đang phát triển và mong muốn đạt được sự an tâm tài chính! Trong thời đại công nghệ và sự cạnh tranh gay go, việc quản lý kế toán thuế một cách chính xác và hiệu quả trở nên quyết định. Chúng tôi hiểu điều đó, và chính vì thế, Dịch vụ Kế toán Thuế - Tương lai của Bạn được tạo ra với mong muốn mang lại giải pháp hoàn hảo cho doanh nghiệp của bạn.

Chi tiết
Nghị Định Mới Từ Chính Phủ 01/07/2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 72/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội.

Chi tiết
Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh : Hình thức nào có lợi hơn cho bạn ? 22/09/2023

Việc lựa chọn giữa thành lập công ty hay hộ kinh doanh đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng từ phía doanh nhân. Lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp sẽ phụ thuộc vào nhu cầu, khả năng, mục tiêu và điều kiện của mỗi người.

Chi tiết