CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN - THUẾ MIỀN NAM LUẬT
178/31 Nguyễn Oanh, Phường 17,Quận Gò Vấp, TP.HCM .

Thứ 2 - Thứ 6: 08:00 - 17:00
Hotline: 0937 880 888 - 028.66 808 808

Phân biệt phá sản và giải thể. Một số thủ tục doanh nghiệp cần chuẩn bị

Ngày càng nhiều cơ sở cho thấy nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu đang lớn dần, và Việt Nam cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực do quá phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Khả năng phá sản của công ty vì thế là rất lớn, đồng thời kéo theo một chuỗi hệ lụy như nợ xấu ngân hàng tăng cao, không thanh toán được cho các nhà cung cấp khác....

Post by admin

13:40 - 12/12/2022

Bình luận

1. Phá sản là gì?

Phá sản là tình trạng một công ty hay xí nghiệp khó khăn về tài chính, bị thua lỗ hoặc thanh lý xí nghiệp không đảm bảo đủ thanh toán tổng số các khoản nợ đến hạn. Khi đó, tòa án hay một cơ quan tài phán có thẩm quyền sẽ tuyên bố công ty hay xí nghiệp đó bị phá sản.

2. Giải thể là gì? 

Giải thể là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp không còn hoặc không đủ điều kiện để tồn tại như một chỉnh thể nữa. Theo đó chủ doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý để chấm dứt tư cách pháp nhân các quyền và nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký doanh nghiệp.

3. Phá sản và giải thể doanh nghiệp có gì giống và khác nhau?
 

 GIỐNG NHAU

 - Đều là quá trình Chấm dứt sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp

 - Đều có sự phân chia tài sản tồn tại của doanh nghiệp

 - Thực thi các nghĩa vụ tài sản (thuế, nợ, quyền lợi người lao động...)

 KHÁC NHAU

STT Tiêu chí  Phá sản  Giải thể
1 Nguyên nhân Mất khả năng thanh toán nợ khi đến hạn

1. Kết thúc thời gian hoạt động (trong điều lệ công ty) mà không gia hạn

2. Theo quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp

3. Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn 6 tháng liên tục

4. Bị thu hồi Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

2 Tính chất Là thủ tục tư pháp, tiến hành tại Tòa án, tiến hành theo những trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Phá sản 2014 Thủ tục hành chính, do Doanh nghiệp (“DN”) tự quyết định giải thể hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép DN trên được thành lập quyết định giải thể
3 Thẩm quyền Quyết định của Tòa án, tiến hành tại Tòa Án Quyết định của doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
4 Điều kiện tiến hành Các chủ nợ sẽ được thanh toán các khoản nợ theo thứ tự luật định trên cơ sở số tài sản còn lại của doanh nghiệp, trừ trường hợp đối với chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh. Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định thì các đối tượng thuộc cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ; phần nợ còn thiếu thì các chủ nợ phải chịu rủi ro. Như vậy, doanh nghiệp bị phá sản có thể thanh toán hết hoặc không thanh toán hết các khoản nợ cho các chủ nợ. Điều kiện để doanh nghiệp được phép giải thể đó là khi doanh nghiệp bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp; các chủ nợ sẽ được thanh toán đầy đủ các khoản nợ theo thứ tự pháp luật quy định.
5 Xử lý quan hệ tà sản Việc thanh lý tài sản, phân chia giá trị được doanh nghiệp thực hiện thông qua một tổ chức trung gian (Quản tài viên) Doanh nghiệp trực tiếp thanh toán các khoản nợ với các chủ nợ và nghĩa vụ tài chính khác
6 Hậu quả pháp lý

Doanh nghiệp có thể bị:

i. Tuyên bố phá sản, chấm dứt hoạt động, xóa thông tin doanh nghiệp

ii. Tái cơ cấu, thay đổi chủ sở hữu

Chấm dứt hoạt động, xóa thông tin doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh
7 Trách nhiệm cua chủ Doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp - người quản lý bị hạn chế quyền tự do kinh doanh sau đó (cấm kinh doanh trong một thời gian nhất định..) Chủ doanh nghiệp - người quản lý không bị hạn chế quyền tự do kinh doanh sau đó
8 Thủ tục

Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản -> gửi đơn lên Tòa -> Quyết định mở thủ tục phá sản -> Kiểm kê tài sản -> Thanh lý tài sản -> Thực hiện nghĩa vụ các bên liên quan -> Tuyên bố phá sản

 

Thời hạn giải quyết một vụ giải thể ngắn hơn

Chủ doanh nghiệp -> gửi quyết định giải thể lên cơ quan đăng ký kinh doanh -> Kiểm kê tài sản -> Thanh lý tài sản -> Thực hiện nghĩa vụ các bên liên quan -> Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành xóa thông tin doanh nghiệp

 

Thời hạn giải quyết một vụ phá sản dài hơn

 Miền Nam Luật với 15 năm kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề về kế toán thuế, đăng ký kinh doanh, bạn có thể liên hệ với công ty chúng tôi để được hoàn tất thủ tục giải thể nhanh gọn và chính xác nhất.

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN - THUẾ MIỀN NAM LUẬT
514/40/12 Lê Đức Thọ, Phường 17, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

ĐT: 0933.990. 995
 

Tin liên quan

Thủ tục thành lập công ty mua bán nhà đất 04/10/2024

Thị trường bất động sản Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, với nhu cầu nhà ở và các sản phẩm bất động sản khác ngày càng cao. Tuy nhiên, thị trường này cũng cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp tham gia cần có sự chuyên nghiệp và uy tín để thu hút khách hàng. Việc thành lập công ty mua bán nhà đất là bước đi quan trọng để doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình trên thị trường, đồng thời mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh doanh mới. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về thủ tục thành lập công ty mua bán nhà đất.

Chi tiết
Quy trình thành lập công ty âm thanh 04/10/2024

Ngành công nghiệp âm nhạc đang ngày càng phát triển tại Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội cho những ai đam mê âm nhạc và muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn đọc quy trình thành lập công ty âm thanh, âm nhạc một cách đầy đủ và chi tiết nhất.

Chi tiết
Hướng dẫn thành lập công ty thương mại 04/10/2024

Thành lập công ty thương mại là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển kinh doanh của bạn. Việc sở hữu một công ty thương mại sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích. Tuy nhiên, việc thành lập công ty thương mại cũng đi kèm với nhiều thủ tục và quy định pháp luật cần tuân thủ. Do đó, việc tìm hiểu kỹ lưỡng về các bước thủ tục và hồ sơ cần thiết là vô cùng quan trọng. Bài viết sau sẽ hướng dẫn thành lập công ty thương mại một cách chi tiết nhất cho bạn đọc.

Chi tiết
Hướng dẫn thành lập công ty kinh doanh nhà trọ 04/10/2024

Kinh doanh nhà trọ là một ngành nghề thu hút nhiều nhà đầu tư bởi tiềm năng lợi nhuận cao, đặc biệt tại các khu vực tập trung đông dân cư, sinh viên, người lao động. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này, bạn cần trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng cần thiết, đồng thời tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. Bài viết này sẽ hướng dẫn thành lập công ty kinh doanh nhà trọ một cách chi tiết nhất.

Chi tiết
0933.990.995